PROBIOTIC NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

Tiêu chảy là một bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, và việc sử dụng probiotic cho việc điều trị tiêu chảy đã được nghiên cứu nhiều nhất trên: tiêu chảy do dùng kháng sinh (antibiotic-associated diarrhea-AAD), tiêu chảy du lịch (traveler’s diarrhea), và tiêu chảy do xâm nhiễm (infectious diarrhea).

Tác dụng phụ điển hình khi dùng kháng sinh là gây tiêu chảy, do sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt trong khi đó một số chủng vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Clostridium difficilei Klebsiella oxytoca lại phát triển tốt. Đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để xác định hiệu quả của việc sử dụng probiotic ở những bệnh nhân bị tiêu chảy do dùng kháng sinh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm một cách đáng kể, bằng cách trú đóng, nhất là trên thành ruột kết của những bệnh nhân, cạnh tranh và ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Một dạng tiêu chảy khác, tiêu chảy du lịch, thường xảy ra ở một nửa số khách du lịch khi đi đến những nước kém phát triển hay có có nguy cơ cao, mức độ bệnh có thể từ nhẹ đến nguy cấp. Một nghiên cứu ngẫu nhiên được tiến hành bởi Black và cộng sự (Travel Med 1989;7:333–335) sử dụng hỗn hợp nhiều chủng vi khuẩn probiotic hay giả dược để điều trị đã cho thấy, tỷ lệ khách du lịch bị tiêu chảy giảm một cách đáng kể từ 71% ở nhóm dùng giả dược xuống còn 43% ở nhóm dùng probiotic. Một nghiên cứu khác đáng quan tâm khác trên 245 khách du lịch, sử dụng chủng L. rhamnosus cũng cho thấy kết quả khả quan. Vì thế, để phòng ngừa, các sản phẩm probiotic nên là hành trang không thể thiếu khi đi du lịch.

Dạng tiêu chảy cuối cùng:  tiêu chảy do xâm nhiễm, có nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Nhiều tác nhân gây bệnh thường gặp như Shigella, Samonella, Campylobacter, Clostridium difficile, rotavirus, E.coli gây độc đường ruột , và Helicobacter pylori. Xâm nhiễm bởi rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây bênh tiêu chảy cấp ở trẻ em, và liệu pháp sử dụng probiotic đã cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm thời gian bị xâm nhiễm đường ruột bởi rotavirus, đặc biệt các chủng Lactobacillus tỏ ra rất hiệu quả khi điều trị bệnh tiêu chảy cấp do xâm nhiễm.    

Một vài nghiên cứu cũng đã cho thấy, hiệu quả điều trị của probiotic còn tùy thuộc vào hai yếu tố: 1/chủng sử dụng, thường được sử dụng nhất là các chủng L.acidophilus, L.bungaricus, B.bifidum, và S. thermophilus. Nghiên cứu cũng cho thấy, khi sử dụng hỗn hợp nhiều chủng vi khuẩn probiotic kể trên sẽ cho kết quả tốt hơn là khi dùng một chủng riêng lẻ trong điều trị; 2/số lượng vi khuẩn sống sót đến ruột phải đủ lớn để cạnh tranh với vi khuẩn có hại tái lập cân bằng. Tuy nhiên trên thực tế, nếu không được bao bảo vệ, hầu hết probiotic đều chết khi đi qua dạ dày có pH acid. Vì thể để probiotic phát huy được hiệu quả điều trị, phải chọn loại sản phẩm có bao bảo vệ, tốt nhất hiện nay là công nghệ bao kép (ở Việt Nam hiện có sản phẩm Kidlac, Lacclean Gold).

DS Nguyễn Văn Vinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *