Helicobacter Pylori

Là một loại vi khuẩn Gram âm, hình que cong, có đuôi.

Cần môi trường CO2 và khí gas để phát triển.

Là vi khuẩn duy nhất  định cư được bên dưới lớp niêm – nhầy dạ dày.

Được phát hiện năm 1982 bởi Giáo sư Bác sĩ người Úc Barry Marshall (có ý nghĩa quan trọng như sự phát hiện ra Penicillin đầu thập niên 40).

HP được WHO xếp vào danh sách chất sinh ung thư loại I (tương đương với việc hút thuốc lá).

Cơ chế tồn tại và gây hại trong dạ dày:
H.Pylori là vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường acid cao (pH thấp) của dạ dày, do nó sản sinh một lượng lớn men Urease, enzym này tác động lên cơ chất urea (có sẵn ở mọi tế bào), nước và ion H+ tự do (từ acid dạ dày) theo phản ứng Các sản phẩm phụ kháng acid NH4+ và HCO3 bao xung quanh và bảo vệ vi khuẩn, điều này giải thích được lý do H.Pylori sống định cư được tại lớp niêm nhầy của dạ dày. Sự hiện diện của các urease không chuyên biệt chỉ cho H.Pylori, nhưng những vi khuẩn sinh urease khác không thường trú được trong dạ dày như H.Pylori. Do đó sự hiện diện của những enzym này cũng như là một phương tiện gián tiếp để phát hiện H.Pylori

Helicobacter Pylori- Là nguyên nhân chính của?

+ 90% loét tá tràng
+ 70% loét dạ dày
+ 50% ung thư dạ dày

                  Loét dạ dày

                   Loét tá tràng

           Dạ dày đã nhiễm Hp